Tủ bếp thường gồm 5 khu vực là khu vực cất giữ đồ khô, khu vực để bát, đĩa, khu vực chậu rửa, khu vực chuẩn bị, khu vực nấu.

Kích thước của các ngăn tủ bếp chuẩn không thể bỏ qua

Một tủ bếp thuận lợi cho việc đun nấu của gia đình sẽ bao gồm tối thiểu những khu vực chức năng:

  • Khu vực chuẩn bị đồ nấu nướng (40-80cm)
  • Khu vực sơ chế (40-80cm)
  • Khu rửa (80-100cm)
  • Công đoạn nấu (60-80cm)
  • Tủ lạnh (70-100 cm)

Bởi vậy, khi thiết kế tủ bếp cần dựa trên những khu vực chức năng lắp đặt các thiết bị bếp để có thể bố trí các ngăn tủ bếp sao cho hợp lý nhất. Cùng tìm hiểu về kích thước các ngăn tủ bếp theo tiêu chuẩn ngay sau đây:

  • Kích thước các ngăn tủ bếp nhỏ nhất là 60cm. Tuy nhiên, với những khoang tủ bố trí những thiết bị bếp có kích thước lớn hơn thì có thể thiết kế kích thước ngăn tủ đến 90cm.
  • Vị trí bếp nấu nên để kích thước là 75-85cm để có thể đặt phù hợp bếp từ, bếp gas,… Vì vậy, ngăn tủ dưới bếp nấu nên có kích thước chiều rộng vào khoảng 85cm, chiều cao khoảng 81-85cm là hợp lý.
  • Phía trên bếp nấu thường bố trí hút mùi dạng cổ điển hoặc dạng kính cong hiện đại,… với kích thước khoang tủ đa dạng 60-70-80-90cm và chiều cao 70cm là phù hợp.


Xem thêm: Bật mí 5 bí quyết chọn Tủ bếp Inox cánh kính cường lực phù hợp với mọi không gian

  • Ngoài những thiết bị quan trọng trên thì một bộ tủ bếp tiện dụng không thể nào thiếu được những phụ kiện đi kèm như chậu rửa, giá xoong nồi, giá dao thớt, thùng gạo,thùng rác,…. giúp cho công việc nấu nướng thêm thuận tiện.
  • Chậu rửa thường được bố trí ở tủ bếp dưới, vì thế nên chọn chiều cao từ 81cm – 85cm. Chiều rộng ngăn tủ bếp chứa chậu rửa nên để khoảng 80cm. Khoang tủ chứa lò vi sóng nên để kích thước là 54cm.
  • Giá bát được bố trí ở tủ bếp trên, đối xứng với chậu rửa. Bởi vậy, nên chọn kích thước ngăn tủ này là 80cm là hợp lý.
  • Thùng gạo nên bố trí ở tủ bếp dưới với kích thước chiều rộng ngăn tủ bếp này là 30cm.
  • Những ngăn tủ kho khác nên để kích thước phù hợp khi chia các khoang tủ bếp.

Khu vực cất giữ đồ khô

Đây là khu cất giữ thực phẩm như mỳ, gạo, sữa, đồ hộp .. được để trong hệ thống ngăn kéo âm, có thể quan sát đồ dễ dàng, sử dụng nhanh chóng, hiệu quả. Hầu hết các gia chủ khi tu sửa lại kệ bếp đều mong muốn mở rộng không gian cất giữ thực phẩm.

Đó là lý do tại sao mà việc xác định nhu cầu lưu trữ trong giai đoạn lập kế hoạch xây kệ bếp mới rất quan trọng.

Khu vực để bát, đĩa

  • Nơi cất giữ bát, dĩa, cốc, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác. Những đồ dùng này được sử dụng thường xuyên mỗi ngày.
  • Chúng ta nên sắp xếp chúng ở những ngăn kéo của tủ bếp dưới, điều này đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng. Đây là khu vực chiếm 1/3 không gian bếp.
  • Do đó cho dù các vật dụng này được cất giữ trong tủ bếp trên hay tủ bếp dưới, điều quan trọng vẫn phải lưu ý tới mức độ sử dụng để khi sử dụng được thoải mái, tiện dụng nhất.
  • Ngoài ra vị trí kế tiếp trong kệ bếp sẽ là khu vực chậu rửa, vì như thế sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian khi sử dụng, sửa sạch rồi cất chúng vào trong tủ.

Giá xoong nồi, bát đĩa tủ dưới
Giá xoong nồi bát đĩa tủ dưới

Khu vực chậu rửa

Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải. 
Khoảng không gian phía dưới bồn rửa thường bỏ trống hoặc hoàn toàn không sử dụng đến. Thật lãng phí nếu bạn không tận dụng hết những khoảng không gian này.

Hãy mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt những ngăn kéo phía dưới bồn rửa. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thêm các thành phần chia trong hệ thống ngăn kéo thì việc quan sát và lấy đồ dùng sử dụng sẽ tối ưu.

Mẫu chậu 2 hố cơ bản
Mẫu chậu 2 hố cơ bản
Xem thêm: Sự khác biệt giữa tủ bếp Inox cánh kính và tủ bếp nhôm kính - Nội Thất Thuận Phát

Khu vực chuẩn bị

Đây là khu vực lưu trữ những vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn. Khu vực chuẩn bị là nơi dành cho hoạt động chính trong bếp, nơi bạn có thể chuẩn bị các món ăn. Khu vực này nên đặt giữa khu vực chậu rửa và nấu nướng sẽ tối ưu nhất.

Ngoài ra, các ngăn kéo cho khu vực này được đặt ở tủ bếp dưới làm cho các thao tác bếp núc nhanh chóng và tiện dụng hơn.

Khu vực nấu

Xung quanh khu vực này để các bếp ga, lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,…. Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây. Các dụng cụ nấu nướng mà dùng thường xuyên thì nên đặt gần bếp để cho thao tác bếp được thuận tiện và nhanh nhất. Nếu đủ không gian lưu trữ thì các dao kéo dùng trong nấu nướng cũng nên cất giữ ở đây.

Trên đây là kích thước các ngăn tủ bếp tiêu chuẩn phù hợp cho việc bố trí những thiết bị bếp. Từ đó, mang lại cho người nội trợ không gian nấu nướng thuận tiện nhất.

Kích thước phổ biến của các loại phụ kiện tủ bếp

Để cân đối được phần phụ kiện sp với không gian tủ nhà mình, Thuận Phát sẽ tổng hợp cho quý vị một số kích thước cơ bản phổ biến của các sản phẩm phụ kiện như sau: 

Loại Kích thước khoang tủ 
♦ Bếp nấu (bếp từ âm): 520 - 710 mm
♦ Máy hút mùi: 600/700/800/900mm
♦ Chậu rửa bát (2 hố): 600/700/800/900mm
♦ Máy rửa bát: 600 mm
♦ Lò nướng/Vi sóng: 600/700/800/900mm
♦ Giá bát đĩa: 600/700/800/900mm
♦ Giá xoong nồi: 600/700/800/900mm
♦ Giá gia vị/dao thớt: 150/200/250/300/.../900mm

Mong rằng với những chia sẻ trên, gia đình bạn sẽ có thể thiết kế được bộ tủ bếp hoàn toàn phù hợp cho ngôi nhà của mình.

Nội Thất Thuận Phát - đơn vị thi công tủ bếp hàng đầu

Nội Thất Thuận Phát đã có hơn 9 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất gia đình

+ Sẵn sàng mới khách hàng về xưởng khảo sát năng lực thiết kế và thi công của công ty.

+ Miễn phí hoàn toàn phần khảo sát, lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm cho khách hàng.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng và nhóm thiết kế trong quá trình thiết kế nhằm tạo nên một sản phẩm mang dấu ấn phong cách của gia chủ.

+ Công ty có đầy đủ máy móc hiện đại nhất để thi công những chi tiết sản phẩm có độ khó nhất hiện nay

+ Công ty sẽ hoàn tiền cho khác hàng nếu sản phẩm không đạt như cam kết ban đầu.

+ Rất nhiều sản phẩm đã thi công nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.