Tủ bếp Laminate chống xước siêu bền bỉ cho nội thất hiện đại
Rất nhiều khách hàng khi lần đầu nghe về Tủ bếp Laminate đều cho rằng đây là một chất liệu có tên riêng là Laminate. Nhưng thực tế Laminate chỉ là một loại vật liệu phủ giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ và một phần bảo vệ phần cốt bên trong. Những tấm ván nhựa hoặc gỗ công nghiệp thông thường sẽ có màu sắc không được bắt mắt, vì vậy để có được những món đồ nội thất đẹp mắt người ta sẽ sử dụng thêm những vật liệu phủ. Có 3 loại vật liệu phủ phổ biến là Acrylic với vẻ đẹp bóng gương hiện đại, Laminate vượt trội với những mã màu vân gỗ, Melamine tương tự với Laminate nhưng mỏng và có giá rẻ hơn.
Mẫu tủ bếp kết hợp Acrylic đẹp hiện đại
Tuy vào mục đích sử dụng cũng như sở thích của gia chủ để lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất. Dưới đây, Nội Thất Thuận Phát xin chia sẻ kỹ hơn về bề mặt Laminate đối với nội thất nhà bếp:
1. Đặc điểm của tấm phủ Laminate
Kích thước tiêu chuẩn: 1220 x 2440mm, dày 0.6 - 0.8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm postforming ( Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiều loại: mờ (matt), mịn (sait), xước, vân nổi, sần, gương bóng...
Ưu điểm của Laminate:
- Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.
- Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp.
- Chịu lực cao, chịu trầy xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
Nhược điểm của Laminate:
- Giá thành cao, đòi hỏi kỹ thuật dán cao mới cho ra được những thành phẩm đạt chuẩn.
2. Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Laminate
Khi nghe đến gỗ công nghiệp nhiều người sẽ mặc định rằng nó không chắc, không bền, không sử dụng được lâu. Nhưng đó là vì bạn chưa tìm hiểu sâu về những loại gỗ công nghiệp hiện nay. Nếu được đặt để một cách hợp lý những chiếc tủ bếp chất liệu gỗ công nghiệp chắc chắc sẽ làm bạn bất ngờ về độ bền của nó đấy! Tuy nhiên với môi trường có độ ẩm tương đối cao như ở trong nhà bếp, bạn nên lựa chọn chất liệu MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm thay vì những loại gỗ ván dăm thường gặp ở các thiết kế bàn, ghế hoặc tủ quần áo.
Tủ bếp Laminate vân giả bê tông đầy độc đáo với phần bàn đảo đồng thời có thể tận dụng làm một chiếc bàn ăn nhanh chóng, tiện lợi.
Tủ bếp Laminate vân gỗ màu đậm toát lên vẻ sang trọng cho khu bếp nhà bạn
Mẫu tủ bếp Laminate với sự kết hợp của màu vân gỗ cho phần tủ bếp dưới và màu trắng cho tủ bếp trên cho không gian bếp hiện đại và vẫn rất ấm cúng
Mẫu tủ bếp Laminate kết hợp Acrylic hình chữ I phù hợp cho nhà nhỏ
Mẫu tủ bếp Laminate màu Óc Chó đẹp và hài hòa với tổng quan nội thất trong nhà bếp
Như loại tủ bếp laminate thì cốt gỗ công nghiệp MDF lõi xanh là loại gỗ được tạo nên từ bột gỗ kết hợp với keo dán được ép ở nhiệt độ cao. Chính vì vậy độ chắc của gỗ ở mức cao và có khả năng chống ẩm tốt.
3. Tủ bếp nhựa phủ Laminate
Những năm gần đây, tủ bếp nhựa nổi lên như một xu hướng mới trong lĩnh vực tủ bếp, đặc biệt với những căn bếp có độ ẩm cao trên nền nhà mặt đất thì chắc chắn sử dụng nhựa là phương án tối ưu nhất.
Nhược điểm duy nhất của tủ bếp nhựa là khả năng bắt vít không tốt như các chất liệu làm tủ bếp khác.
Mẫu tủ bếp inox cánh Acrylic & Laminate với bàn đảo đẹp sang trọng - chị Hạnh - Khương Trung
Đánh giá của chị Hạnh về bộ tủ bếp Inox cánh Laminate & Acrylic nhà mình
Tủ bếp inox cánh Laminate & Acrylic
Xem ngay: Cánh MDF nên phủ acrylic, laminate, melamine, veneer hay phun sơn
Kinh nghiệm làm tủ bếp gỗ công nghiệp bền, đẹp, chuẩn giá.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cho sản phẩm này, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn với 5 cách dưới đây:
- Chuyên gia tư vấn trên công cụ chat trực tuyến ngay góc dưới bên phải màn hình của bạn
- Tư vấn trực tiếp với Zalo: 0987 528 552
- Tư vấn trực tiếp bằng cuộc gọi tới số 0987 528 552
- Tư vấn trực tiếp tại Showroom tủ bếp Thuận Phát - 142 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội - Nơi bạn có thể thấy tận mắt những modun tủ bếp hiện đại bậc nhất.
- Để lại thông tin và nhận tư vấn tại nhà bởi một Chuyên viên Nội Thất Thuận Phát - Lưu ý rằng nó hoàn toàn miễn phí.