Tủ bếp hình chữ U là thiết kế phù hợp với những không gian bếp lớn, mang đến không gian lưu trữ rộng rãi. Tuy vậy, nhưng nếu không được bố trí một cách hợp lý sẽ gây mất thẩm mỹ, đồng thời gây ra những bất tiện trong quá trình hoạt động trong bếp.

Dưới đây, Nội Thất Thuận Phát sẽ chia sẻ đến quý vị 3 cách bố trí tủ bếp chữ U hợp lý, đầy đủ công năng. Hi vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi, quý vị sẽ có thêm những ý tưởng phù hợp cho căn bếp nhà mình. 

1. Tủ bếp kiểu chữ U ôm sát tường

Phù hợp với những thiết nhà bếp tách biệt ở nhà ống, hoặc nhà mặt đất có diện tích rộng. Việc thiết kế tủ bếp hình chữ U sẽ cung cấp một không gian lưu trữ rộng rãi và tiện lợi cho chị em sắp xếp đồ trong nhà bếp.

Bếp chữ U thiết kế riêng cho không gian độc lạ
Mẫu tủ bếp chữ U từ chất liệu gỗ tự nhiên được thiết kế theo phong cách châu Âu vừa sang vừa đẹp

Mẫu tủ bếp hình chữ U tận dụng tối đa được nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp cho căn bếp luôn sáng sủa và sạch sẽ

Đối với các góc tủ có không gian khá rộng bạn có thể tận dụng bằng giá góc liên hoàn hay ngăn kéo góc để chứa đồ để phòng bếp trở nên sạch sẽ, gọn gàng và hiện đại hơn. Tủ bếp kiểu chữ U thực sự lý tưởng cho việc thiết kế không gian bếp rộng. Việc bố trí hiệu quả nhằm tối đa hóa không gian cho phép bạn di chuyển một khoảng cách ngắn nhất. 

2. Sử dụng một cạnh là quầy bar hoặc bàn đảo liền

Một phần của chữ U bạn có thể được tận dụng để làm quầy bar hay bàn đảo, bàn ăn hiện đại cho gia đình.

Tủ bếp hình chữ U
Bếp chữ U thiết kế liền phòng khách với một cạnh thấp hơn tạo không gian mở vô cùng sáng tạo

Tủ bếp hình chữ U

Cũng có thể thiết kế biến thể hình chữ U này với cạnh chữ U rời (tường) to hơn (về chiều ngang), khoảng gấp đôi các cạnh chữ U còn lại, để có thể làm bàn ăn, bàn đựng đồ hoặc bàn làm việc khi cần. 

 

Bếp chữ U màu trắng
Mẫu tủ bếp chữ U màu trắng với thiết kế tân cổ điển theo phong cách châu Âu tạo nên một không gian bếp sáng sủa, tạo cảm giác dễ chịu cho mọi người khi nhìn vào


Review của khách hàng về thiết kế bếp chữ U của công ty Nội Thất Thuận Phát

Tủ bếp Gỗ Sồi Nga hình chữ U
Mẫu tủ bếp chữ U đẹp, giúp tối ưu hóa không gian nhà bếp một cách hoàn hảo

Bếp chữ U thiết kế thêm đảo bếp ở giữa

Một ý tưởng nhà bếp nhỏ hình chữ u giúp căn phòng có cảm giác rộng rãi hơn là bổ sung thêm các ngăn tủ có cánh vát, không sử dụng tay nắm lộ, giảm bớt sự lộn xộn về mặt hình ảnh. Tay vịn tích hợp cũng mang lại tính thẩm mỹ tối thiểu, bổ sung cho các kế hoạch hiện đại và có một đường ngang thu hút ánh nhìn qua căn phòng, kéo dài bố cục hình chữ u.

3. Thiết kế bếp chữ U cùng bàn đảo rời linh hoạt

Đảo bếp bếp rời còn được gọi là bàn đảo là một phần của tủ bếp nhưng được tách rời, không dựa vào tường, thường được đặt ở vị trí chính giữa, cân đối với không gian bếp. Bàn đảo bếp có thể để cố định hoặc thiết kế loại có bánh xe, thuận tiện cho quá trình sử dụng hơn. 

Đảo bếp giúp cho mọi hoạt động diễn ra trong bếp được thuận tiện hơn, người đứng bếp có thể làm việc ở mọi hướng, đồng thời đảo bếp cũng là điểm nhấn của căn bếp.

  • Đảo bếp dùng làm bếp nấu
  • Đảo bếp là khu vực nấu ăn 
  • Đảo bếp lưu trữ 

Bếp chữ U có bàn đảo đẹp
Mẫu tủ bếp chữ U cho không gian nhà bếp rộng, có kết hợp đảo bếp ở giữa vô cùng thuận tiện, tách biệt hẳn với các khu vực bát đĩa và dọn rửa

Bàn đảo bếp gỗ gỗ đỏ
Mẫu bàn đảo rời phối hộ với bộ tủ bếp gỗ Gỗ Đỏ theo phong cách tân cổ điển sang trọng

Như vậy, bài viết trên đây đã cùng mọi người tìm hiểu vấn đề có nên làm đảo bếp không. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc lên ý tưởng thiết kế hoàn hảo nhất cho không gian nấu nướng của gia đình.


10 mẫu bàn đảo bếp kết hợp bàn ăn có kích thước chuẩn đẹp nhất.

4.  Cách bố trí các ngăn tủ bếp chữ U phù hợp

4.1 Bố trí ngăn tủ đựng thực phẩm

bố trí các ngăn tủ bếp
Tủ lạnh chứa thực phẩm tươi, nên để cạnh khu vực bồn rửa và sơ chế 

Bao gồm khu vực để đồ khô và khu vực tủ lạnh, cần thiết kế để ở cạnh khu vực bồn rửa để tiện cho quá trình lấy thực phẩm tươi ra và sơ chế.
Khu vực để đồ khô sẽ bao gồm thùng đựng gạo, các loại gia vị mua dự trữ, thực phẩm khô như mỳ, miến… chúng nên được đặt trên, dưới hoặc ngay sát bên cạnh với khu vực bếp nấu. Thông thường khi thiết kế, khu vực đồ khô sẽ được chia ra thành nhiều ngăn vì đồ khô trong bếp khá nhiều loại và chiếm không gian tương đối lớn. Bạn sẽ cần ít nhất ngăn cho thực phẩm khô như gạo, đồ ăn đóng hộp, các loại bột… và một ngăn để gia vị. 

2, Bố trí bếp và chậu rửa

Thông thường, khu vực bồn rửa sẽ được bố trí ở ngăn cạnh khu vực tủ lạnh để đảm bảo tính nối tiếp của các công việc trong bếp.
Phía trên của bồn rửa là giá đựng bát đĩa thuận tiện cho việc úp bát đĩa sau khi rửa, phía dưới bồn rửa bát là thiết kế một ngăn tủ để xoong nồi và các vật dụng ít dùng như dao, thớt to, chày cối,...

cách bố trí các ngăn tủ bếp
Chậu rửa bát có phần âm tủ và hệ thống nước xả chiếm khoảng 1/3 diện tích tủ dưới vậy không nên thiết kế chia phần dưới tủ bát ra thành ngăn, mà nên hẳn một khoang và có thể lắp thêm giá để xong nồi, bát đĩa ...

3. Bố trí khu vực sơ chế thực phẩm

Tiếp nối với khu vực chậu rửa là khu vực sơ chế, những thực phẩm sau khi được làm sạch sẽ được sơ chế chuẩn bị nấu tại khu vực này.

Bên dưới và phần ngăn tủ bếp chứa các loại dao, nạo, kéo, găng tay… phục vụ cho quá trình sơ chế. Nên để các vật dụng sắc nhọn vào tủ dưới, không treo lên để tránh trong quá trình làm việc vô tình quệt vào và gây bị thương. 

4. Bố trí khu vực bếp nấu ăn 

Khu vực bếp nấu để ngay cạnh khu vực sơ chế tạo sự thuận tiện rất nhiều trong khi nấu ăn, bởi vì ít nhất trong một cơm gia đình cũng nên có từ 3 món trở lên. Trong khi chờ đợi đồ chín bạn có thể sơ chế nốt phần những thực phẩm còn lại đồng thời vẫn có thể quan sát và canh chừng món ăn đang nấu.

cách bố trí các ngăn tủ bếp
Bên dưới bếp nấu hoặc bên cạnh bếp nấu nên thiết kế một ngăn tủ đựng gia vị, bên trên là hệ thống hút mùi.

5. Khu vực bày trí thức ăn chín

Sau khi nấu xong, chúng ta cần bày ra bát đĩa để chuẩn bị mang ra bàn ăn. Nếu bàn ăn nhà bạn nằm ngay trong bếp thì không cần thêm khu vực này, bạn có thể trực tiếp mang ra bàn ăn.
Hoặc nếu bàn ăn ở khu vực ngay cạnh, bạn có thể lựa chọn thiết kế vách ngăn giữa 2 khu vực này chính bằng một phần của tủ bếp. Hoặc thiết kế thêm bàn đảo cho khu vực này

cách bố trí các ngăn tủ bếp

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cho sản phẩm tủ bếp hoặc nội thất, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn với 5 cách dưới đây:

  1. Chuyên gia tư vấn trên công cụ chat trực tuyến ngay góc dưới bên phải màn hình của bạn
  2. Tư vấn trực tiếp với Zalo: 0987 528 552
  3. Tư vấn trực tiếp bằng cuộc gọi tới số 0987 528 552
  4. Tư vấn trực tiếp tại Showroom tủ bếp Thuận Phát - 142 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội - Nơi bạn có thể thấy tận mắt những modun tủ bếp hiện đại bậc nhất.
  5. Để lại thông tin và nhận tư vấn tại nhà bởi một Chuyên viên Nội Thất Thuận Phát - Lưu ý rằng nó hoàn toàn miễn phí.