Bếp là một phần quan trọng không thể thiếu trong mọi gia đình, đặc biệt lại là nơi diễn ra nhiều hoạt động nhưng nhiều gia đình không chú trọng khâu thiết kế bếp ngay từ ban đầu nên đến khi hoàn thiện lại xảy ra nhiều bất cập như: bất tiện khi di chuyển trong bếp, không đủ không gian làm việc đa nhiệm dù không gian bếp rộng, bất tiện khi nấu nướng... 

Thuận Phát xin chia sẻ 10 nguyên tắc thiết kế nhà bếp quan trọng, bạn cần nắm rõ để tránh những rắc rối khi đi vào sử dụng!

Thiết kế bếp theo tam giác hoạt động

“Tam giác hoạt động” được hiểu một cách đơn giản là đại diện cho 3 vị trí của bếp nấu – tủ lạnh – bồn rửa ở trong bếp. Thiết kế phòng bếp dựa theo nguyên tắc này sẽ giúp đảm bảo việc di chuyển của người nội trợ trong quá trình nấu nướng sẽ được diễn ra một cách thuận tiện và trơn tru nhất.

Gợi ý về cách đặt bếp nấu với tủ lạnh, bồn rửa theo nguyên tắc “tam giác hoạt động”. Cụ thể, bạn sẽ bố trí tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu theo các tỷ lệ như sau:

  • Tổng các cạnh của tam giác phải dao động từ 550 – 600cm. Mỗi cạnh trong tam giác sẽ có chiều dài từ 120 – 270cm.
  • Nếu bếp có đảo thì khoảng cách giữa tủ bếp đến đảo bếp tối thiểu là 120cm.
  • Khoảng cách từ chậu rửa đến bếp nấu tối thiểu là 38cm và không quá 180cm. Để đảm bảo yếu tố phong thủy thì chậu rửa cần đặt cách bếp nấu tối thiểu là 50cm.
  • Khoảng không gian để sơ chế thực phẩm nên chiếm ít nhất là 90cm và được đặt bên cạnh chậu rửa.
  • Đối với thiết kế bếp song song thì hai nhánh tủ bếp phải cách nhau ít nhất 140cm.


Nếu không gian bếp rộng nhưng bố trí công năng không phù hợp cũng sẽ gây ra nhiều bất tiện khi vào bếp

Vị trí bồn rửa chuẩn phong thủy

Chú ý đến cách bố trí bồn rửa để thuận tiện cho việc sử dụng. Bồn rửa là thứ không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Và để thuận tiện cho việc sử dụng, bạn nên bố trí bồn rửa như sau:

  • Nên đặt bồn rửa ở gần nơi có ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là để ở dưới cửa sổ để vị trí này luôn đón nhận được ánh sáng mặt trời, giúp khử khuẩn 
  • Vị trí thoát chất thải và nước của bồn rửa cần đặt cách cửa sổ không quá 230cm và phải đặt xa góc nhà. Gia chủ cần phải đảm bảo có đủ chỗ đứng phía trước bồn rửa để người dùng thuận tiện thao tác.


Bồn rửa nên được đặt cạnh cửa sổ

  • Đối với bếp nhỏ có bồn rửa đôi thì có thể đặt hướng về góc nhà.
  • Bồn rửa nên được đặt giữa tủ lạnh và bếp nấu để người nội trợ tiết kiệm được thời gian di chuyển.
  • Bồn rửa và bếp nấu nên đặt cách nhau một khoảng 60cm.

Vị trí bếp nấu khoa học và đúng nguyên tắc

Bếp nấu không chỉ cung cấp công năng quan trọng cho phòng bếp, mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến tính phong thủy trong bếp. Do đó, việc bố trí bếp nấu cũng cần dựa theo những nguyên tắc nhất định. Đó là:

  • Không nên đặt bếp nấu ở gần cửa sổ để ngăn chặn các yếu tố từ môi trường bên ngoài (nắng, mưa, gió..) gây ảnh hưởng đến thiết bị bếp và quá trình nấu nướng.


Không nên đặt bếp ngay khu vực cửa sổ như trên, có thể cân nhắc đến phương án đổi cạnh chữ L vào bên tường và để bếp ở đó, khu vực chậu rửa sẽ để ở cửa sổ thay cho vị trí bếp hiện tại

  • Gia chủ cần bố trí máy hút khói khử mùi bên cạnh bếp nấu và cách bếp điện ít nhất 65cm, bếp từ 70cm.
  • Không nên đặt bếp nấu bên dưới tủ bát đĩa. Nhiều khách hàng nghĩ đặt bếp nấu dưới giá bát đĩa sẽ thuận tiện cho việc lấy đồ nhưng không phải, nó rất bất tiện.
  • Nên bố trí bếp nấu ở gần ổ cắm điện có công suất tương thích và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Dựa trên lý thuyết phong thủy thì bếp nấu nên được đặt ở nơi khuất cửa ra vào. Mặt khác, cách bố trí này còn tránh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Nguyên tắc bố trí ánh sáng khi thiết kế phòng bếp

Bố trí ánh sáng khoa học là một nguyên tắc thiết kế bếp cực quan trọng. Điều kiện ánh sáng tốt không chỉ thuận tiện cho quá trình sử dụng của gia chủ mà còn tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp.

  • Thiết kế từ 1 – 2 cửa sổ bằng kính bên trong bếp để giúp căn phòng có thể đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể.
  • Bố trí đèn led tuyến tính chạy dưới tủ bếp trên để cung cấp đủ ánh sáng cho hoạt động nấu nướng của người nội trợ. Đặc biệt là khu vực nấu nướng, chậu rửa và nơi sơ chế thực phẩm.
  • Hệ thống đèn trần sẽ không cung cấp đủ ánh sáng cho các thao tác trên tủ bếp.

Tủ bếp inox cánh kính - anh Lượng khi hoàn thiện
Tủ bếp inox cánh kính - anh Lượng khi hoàn thiện

  • Gia chủ nên bố trí đèn led tại các vị trí khuất ánh sáng trong tủ bếp để việc tìm kiếm đồ đạc dễ dàng hơn.
  • Lựa chọn chất liệu ốp tường bếp phản xạ tốt với ánh sáng như kính cường lực hấp màu để gia tăng tính thẩm mỹ và tạo cảm giác thoải mái cho người nội trợ.
  • Đối với các thiết kế muốn nhấn mạnh chiều cao của trần bếp thì đèn chiếu sáng sẽ được bố trí chạy dọc nóc tủ bếp trên.


Bố trí hệ thống đèn giúp căn bếp luôn sáng sủa, trông sạch sẽ

Thiết kế bếp theo thói quen nấu nướng của gia đình

Thói quen nấu nướng của gia đình bạn sẽ quyết định phần lớn đến cách thiết kế nhà bếp. Nếu nhà bạn thường là nơi diễn ra những buổi tiệc tùng, hoặc đơn giản các thành viên trong gia đình bạn đều yêu thích công việc nấu ăn, thường xuyên nấu các món nướng cầu kỳ, nhiều khói thì bạn nên:

  • Đầu tư các thiết bị nhà bếp như: máy hút mùi, máy rửa bát, lò nướng,…
  • Thiết kế khu vực chế biến thực phẩm rộng hơn.
  • Bố trí nhiều các hệ tủ chứa, ví dụ như hệ tủ kho để việc sắp xếp và tìm kiếm thực phẩm của gia đình được thuận tiện hơn. 


Một căn bếp cơ bản thường sẽ có giá bát đĩa, giá xoong nồi, giá dao thớt và gia vị...

Nắm rõ cấu trúc điện nước trong bếp

Bếp là không gian sử dụng nhiều thiết bị điện nên cần bố trí điện phù hợp, đặc biệt là những gia đình sử dụng nhiều thiết bị điện như bếp từ, lò vi sóng, lò nướng... cùng lúc. Để đảm bảo công suất và không gây ra chập cháy các gia chủ nên chú ý sử dụng loại dây dẫn phù hợp với có thể lắp thêm atomat riêng cho một số thiết bị công suất lớn như bếp từ. 

Tiết diện
ruột dẫn
Công suất
chịu tải
Chiều dài đường dây Tiết diện
ruột dẫn
Công suất
chịu tải
Chiều dài đường dây
3 mm2 ≤ 5,5 kW ≤ 30 m 10 mm2 ≤ 12,1 kW ≤ 45 m
4 mm2 ≤ 6,8 kW ≤ 30 m 11 mm2 ≤ 12,9 kW ≤ 45 m
5 mm2 ≤ 7,8 kW ≤ 35 m 14 mm2 ≤ 15,0 kW ≤ 50 m
5.5 mm2 ≤ 8,3 kW ≤ 35 m 16 mm2 ≤ 16,2 kW ≤ 50 m
6 mm2 ≤ 8,7 kW ≤ 35 m 22 mm2 ≤  20,0 kW ≤ 60 m
7 mm2 ≤ 9,5 kW ≤ 40 m 25 mm2 ≤ 21,2 kW ≤ 60 m
8 mm2 ≤ 10,6 kW ≤ 40 m 35 mm2 ≤ 26,2 kW ≤ 70 m

Tận dụng nội thất bếp thông minh, đa năng

Hiện nay, thiết kế phòng bếp sử dụng phụ kiện tủ bếp thông minh đang là một xu hướng được các gia chủ hiện đại đón nhận nhiều nhất. Chúng hiện được xem là giải pháp hàng đầu dành cho những gian bếp nhỏ hẹp. Nội thất thông minh ngoài mang đến sự thuận tiện cho quá trình bếp núc của các chị em phụ nữ, chúng còn tạo ra diện mạo cực đẳng cấp và hiện đại cho phòng bếp nhờ thiết kế bắt mắt và thời thượng của mình. 

Tủ bếp inox cánh kính phiên nhà chú Hùng, Nam Định - Thuận Phát Home
Bộ tủ bếp với các thiết bị thông minh sẽ vô cùng gọn gàng và tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Lựa chọn kích thước tủ bếp phù hợp

Kích thước tủ bếp phù hợp sẽ giúp các thao tác nấu nướng của gia đình diễn ra thuận lợi và trơn tru hơn. Lựa chọn kích thước tủ bếp phù hợp với thói quen sử dụng, một số lưu ý khi lựa chọn kích thước tủ bếp là:

  • Chiều cao tủ bếp cần được xác định dựa trên chiều cao của người nội trợ chính trong gia đình.
  • Chiều dài, chiều rộng của tủ bếp hoặc bàn đảo cần cân xứng với tổng diện tích phòng bếp và phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của gia đình.
  • Đối với phần tủ treo có giá úp chén, dĩa, xoong, nồi, bạn có thể chủ động điều chỉnh độ cao sao cho mọi thành viên đều có thể thuận tiện trong việc thao tác lấy vật dụng. 


Xem chi tiết: Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao trung bình người Việt năm 2023

Thiết kế khu vực lưu trữ khoa học cho bếp

Việc thiết kế khu vực lưu trữ khoa học cho phòng bếp sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và lấy vật dụng. Không những thế, điều này còn giúp giữ cho bếp luôn được gọn gàng, ngăn nắp, duy trì được tính thẩm mỹ cao. Những vật dụng thường xuyên sử dụng nên đặt ở những ngăn kéo bên dưới.

Để có thể tạo ra một không gian lưu trữ khoa học, bạn cần thực hiện những việc sau:

  • Chia vật dụng trong bếp thành 2 nhóm chính: 1 nhóm là THƯỜNG XUYÊN sử dụng và 1 nhóm là ÍT KHI sử dụng.
  • Bố trí các vật dụng thuộc nhóm 1 trong những ngăn chứa ở dưới thấp hoặc trong tầm với.
  • Bố trí các vật dụng thuộc nhóm 2 ở những ngăn chứa, kệ mở trên cao để hạn chế tình trạng lộn xộn, vướng víu khi nấu nướng.
  • Nên thiết kế một hệ kệ riêng bên trên khu vực bếp nấu để đặt gia vị, các loại nước sốt,… cạnh phần bếp nấu nên để một khoang để gia vị ở để tiện cho việc nêm nếm và nấu nướng của bạn.

Nguyên tắc thiết kế bếp với vật liệu phù hợp

Phòng bếp là nơi thường xuyên có nhiều dầu mỡ, nước bẩn và nhiệt độ cao do đó nên sử dụng những vật liệu có khả năng vệ sinh dễ dàng như sau:

  • Đối với tường bếp nên sử dụng các vật liệu như: kính cường lực đơn sắc hoặc 3D, tấm đá thạch anh,…


Màu xanh sữa là màu được nhiều khách hàng lựa chọn nhất


Kính ốp tường bếp 3D
Xem thêm: 
Kính ốp bếp - Cách chọn màu đẹp, báo giá kính Hải Long 8mm

  • Đối với phụ kiện tủ bếp, tay cầm tủ: nên chọn các loại làm từ thép (inox 304) không gỉ để giữ được độ sáng bóng theo thời gian, nên lựa chọn các sản phẩm của hãng để có sự bảo đảm 
  • Đối với bề mặt tủ bếp: bạn có thể sử dụng các loại đá ốp bếp như: đá marble, đá granite, đá vicostone,… để tăng độ bền và tuổi thọ cho tủ bếp. Đồng thời, các vật liệu này cũng giúp gian bếp của bạn trở nên sang trọng và bắt mắt hơn.


Hình ảnh đá bàn bếp sử dụng chất liệu Solid Surface


Xem thêm: Đá mặt bếp loại nào tốt? Kích thước mặt đá bàn bếp chuẩn

  • Đối với sàn bếp: nên chọn các loại gạch có khả năng chống trơn trượt tốt. Những loại gạch màu sáng sẽ giúp cho bếp trở nên rộng rãi và sáng sủa hơn.

Trên đây là 10 nguyên tắc thiết kế bếp đẹp, tiện nghi và hợp phong thủy mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ nhanh có thể sở hữu ngay cho mình một không gian bếp núc thật lý tưởng. 

Nội Thất Thuận Phát - đơn vị thiết kế thi công tủ bếp - nội thất hàng đầu

+ Nội Thất Thuận Phát đã có hơn 9 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất gia đình

+ Sẵn sàng mới khách hàng về xưởng khảo sát năng lực thiết kế và thi công của công ty.

+ Miễn phí hoàn toàn phần khảo sát, lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm cho khách hàng.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng và nhóm thiết kế trong quá trình thiết kế nhằm tạo nên một sản phẩm mang dấu ấn phong cách của gia chủ.

+ Công ty có đầy đủ máy móc hiện đại nhất để thi công những chi tiết sản phẩm có độ khó nhất hiện nay

+ Công ty sẽ hoàn tiền cho khác hàng nếu sản phẩm không đạt như cam kết ban đầu.

+ Rất nhiều sản phẩm đã thi công nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.