Trong nội thất hiện đại, chất liệu gỗ Veneer được ứng dụng và sử dụng rất phổ biến. Thuận Phát nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm gỗ: Veneer có phải gỗ công nghiệp không? Veneer có tốt không?

Thuận Phát sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về gỗ Veneer trong bài viết dưới đây nhé

Veneer gỗ được làm từ 100% gỗ thật - đúng hay sai?

Đây là một chất liệu không hẳn là gỗ tự nhiên thật 100%. Thành phần gỗ tự nhiên chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong loại gỗ này. Gỗ Veneer tự nhiên là một loại gỗ công nghiệp được phủ lên bề mặt là một lớp ván lạng mỏng. Miếng ván lạng này có độ dày vô cùng mỏng, thường từ 1 Rem đến 3 Ly.
Các loại ván công nghiệp được dùng để trong loại gỗ veneer này rất đa dạng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ván MDF, ván MDF lõi xanh chống ẩm,…

Mục đích của dòng gỗ là tạo vân, màu gỗ tự nhiên cho các dòng gỗ công nghiệp. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu kinh phí thi công nội thất cho gia chủ. Vì vậy mà nó sẽ có giá thành khá cao. Trong khi đó, gỗ công nghiệp lại có một mức giá hợp lý hơn. Để vừa có được vẻ đẹp thẩm mỹ cao của gỗ tự nhiên và giá thành phải chăng của gỗ công nghiệp, gỗ veneer gỗ tự nhiên đã ra đời.

Gỗ Veneer có độ bền kém?

Nhiều người sẽ có suy nghĩ rằng gỗ Veneer là không phải gỗ tự nhiên thật nên chất lượng không bền được. Tuy nhiên, quan điểm đó là không đúng hoàn toàn. Tuy rằng xét về chất lượng thì gỗ Veneer không thể bằng với gỗ tự nhiên tự nhiên. Nhưng gỗ veneer cũng có một độ bền nhất định mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn.

Gỗ Veneer tự nhiên có khả năng bám đinh ốc và dính keo rất tốt. Ngoài ra, bề mặt gỗ còn được phủ một lớp sơn bảo vệ và tạo độ bóng. Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Không những vậy nó còn sự ổn định, không bị cong vênh, co ngót do thời tiết và khí hậu như một số loại gỗ tự nhiên khác. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.

Gỗ veneer có bề mặt nhẵn bóng, không cong vênh, mối mọt. Đặc biệt, chúng cũng ít khi bị rạn nứt. Thêm nữa, bạn hoàn toàn có thể ghép nhiều hệ vân khác nhau trên bề mặt mà không sợ bay màu. Vẻ đẹp sẽ đi cùng thời gian lâu dài.

Gỗ veneer không đa dạng, không có nhiều lựa chọn?

Chắc rằng gỗ tự nhiên Veneer tự nhiên này không đa dạng và không có nhiều sự lựa chọn rồi. Nếu bạn đang có suy nghĩ như vậy thì xem xét lại nhé. Bởi lẽ đây là dòng gỗ kết hợp giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp nên chúng có rất nhiều những loại khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số loại của dòng gỗ đặc biệt này dưới đây nhé!

Gỗ veneer gỗ tự nhiên

Giống như tên gọi của nó, loại gỗ này được làm bằng gỗ tự nhiên kết hợp với gỗ công nghiệp. Các tấm gỗ tự nhiên được láng mỏng, ghép thành tấm lớn rồi dán lên gỗ công nghiệp. Bởi vì vậy mà loại gỗ này có vẻ ngoài rất giống với gỗ tự nhiên. Tuy nhiên chúng lại có giá thành phải chăng hơn. Vì vậy mà nó được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất rất nhiều.

Những hệ vân gỗ đa dạng, độc đáo được giữ lại hoàn toàn. Thêm vào đó là chất lượng bền chắc và giá thành hợp lý của gỗ công nghiệp. Thực sự đây là dòng gỗ veneer mà bạn nên cân nhắc cho vật liệu nội thất nhà mình nhé.

Gỗ veneer nhân tạo

Gỗ veneer nhân tạo này không phải là gỗ óc có thật. Chúng là một loại giấy nền được vẽ vân, màu tự nhiên rồi dán lên bề mặt gỗ công nghiệp. Chính vì vậy mà chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo ra những hệ vân, hoa văn khác nhau cho dòng gỗ này. Về mẫu mã cũng như giá thành của loại gỗ này cũng sẽ đa dạng, ưu đãi hơn so với dòng sử dụng gỗ tự nhiên.

 Quy trình sản xuất Veneer và gỗ Veneer

Để sản xuất veneer người ta có 5 cách để lạng gỗ. Đó là bóc lệch tâm, bóc khối phần tư, bóc tròn, cắt phẳng, cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm. Dưới đây là các hình ảnh minh họa cho 5 cách lạng thường được sử dụng trong quy trình sản xuất veneer.

Quy trình sản xuất veneer - lạng mỏng gỗ

  • Bóc lệch tâm

  • Bóc khối phần tư 

  • Bóc tròn

  • Cắt phẳng

  • Cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm

Quy trình sản xuất gỗ Veneer

Để sản xuất gỗ veneer, quy trình chung gồm có 7 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ thịt (gỗ tự nhiên) như gỗ cây óc chó, gỗ cây sồi, gỗ cây tràm bông vàng,… Các loại này đã qua các bước xử lý cơ bản như tách vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô.

Bước 2: Lạng khối gỗ ra thành các lát mỏng có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm.

Bước 3: Đem đi sấy khô bằng máy sấy công nghiệp. Người ta không phơi bằng ánh nắng tự nhiên bởi vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các lát gỗ bị cong vênh hoặc giòn, dễ gãy.

Bước 4: Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC, gỗ finger,… Người ta sẽ lăn keo lên cốt gỗ rồi dán veneer lên phần bề mặt đã phủ keo.

Loại keo được sử dụng phổ biến đó là UF. Keo UF có thành phần chính là hợp chất NH4CL để gắn lớp veneer vào cốt gỗ. Ưu điểm của hợp chất này đó là không gây độc hại, có khả năng kết dính tốt, đóng rắn nhanh, không thấm nước.


Tấm gỗ veneer được dán trên cốt gỗ MDF

Bước 5: Ghép veneer vào tấm cốt gỗ. Người ta sẽ thực hiện ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Các công đoạn này được thực hiện tự động.

Bước 6: Khi lớp veneer đã được nằm cố định trên phần cốt gỗ, người ta sẽ dùng máy chà nhám để thực hiện công đoạn xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và mang đi phân phối.

4 lưu ý trước khi chọn Veneer

Xem bề ngoài của gỗ

Các sản phẩm gỗ đều gây được ấn tượng của người tiêu dùng kể cả những khách hàng khó tính nhất. Khi lựa chọn các thiết bị nội thất: bàn làm việc, bàn phòng họp cao cấp, tủ tài liệu, tủ bếp... được làm bằng gỗ Veneer thì bạn cần kiểm tra ngay từ khi nhìn bề mặt của sản phẩm. Đối với việc lựa chọn đồ nội thất các bạn nhớ xem xét yếu tố hoa văn, nước sơn ở ngay bên ngoài. Với sản phẩm gỗ Veneer chuẩn thì màu sơn phải đều, không có vết nhăn và có độ bóng đẹp đây chính là một trong những 

Bạn nên chú ý về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.

Kiểm tra kết cấu

Bên cạnh yếu tố bên ngoài thì kết cấu bên trong của sản phẩm được thiết kế từ gỗ Veneer cũng cần quan tâm. Theo nhiểu kinh nghiệm chia sẻ vì loại kết cấu của loại này là ghép nên các bạn cần chú ý tới khả năng chịu lực của đồ đặc mà bạn sử dụng. Xem có chắc chắn không, các khối có liền mạch và vững chắc không.

Ngoài ra cần quan tâm tới độ khít của sản phẩm. Theo tiêu chuẩn thì khe hở bên trong không được lớn hơn 0,5 mm, khe hở bên ngoài không quá 0,2 mm. Điểu này không chỉ ảnh hưởng tới sự vững chãi mà còn cả tính thẩm mỹ nữa nhé. Toàn bộ phải được thiết kế hoàn chỉnh, ngay ngắn và đẹp mắt.

Mùi gỗ có gây khó chịu hay không?

Một điều khi kiểm tra đồ nội thất của gia đình mình là các bạn xem mùi của gỗ. Có rất nhiều trường hợp khi ngửi gỗ rất khó chịu, tính kích thích mạnh gây hại rất lớn đến sức khỏe của mình. Đối với những trường hợp này là do hàm lượng Formaldehvde có trong gỗ nội thất đó đã vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng. Các bạn tuyệt nhiên không nên chọn loại đồ nội thất như này, hoặc nếu đã mua rồi thì cần để ở chỗ thoáng, dâm mát một thời gian mới sử dụng.

Kiểm tra chất gỗ

Thông thường chất liệu gỗ nội thất mà bị mục hay bị mọt thì tương đối mềm, người mua có thể dùng ngón tay cậy lên, nếu thấy cục rơi xuống thì chứng tỏ gỗ nội thất đã bị biến chất mục hoặc mọt. 

Trên đây là những chia sẻ rất hữu ích để các bạn có thể kiểm tra hoặc lựa chọn một sản phẩm được thiết kế, thi công từ chất liệu gỗ Veneer. Các bạn có thể bỏ túi ngay để làm kinh nghiệm hữu ích cho bản thân nhé.

Nội Thất Thuận Phát - Đơn vị thiết kế và thi công nội thất hàng đầu

Công ty Cổ phần Nội thất Thuận Phát  với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nội thất, chúng tôi đã thiết kế và thi công nhiều công trình.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận báo giá và tư vấn miễn phí tại nhà cho không gian nhà bạn!

  • Nội Thất Thuận Phát đã có hơn 9 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất gia đình
  • Sẵn sàng mới khách hàng về xưởng khảo sát năng lực thiết kế và thi công của công ty
  • Miễn phí hoàn toàn phần khảo sát, lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm cho khách hàng
  • Kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng và nhóm thiết kế trong quá trình thiết kế nhằm tạo nên một sản phẩm mang dấu ấn phong cách của gia chủ
  • Công ty có đầy đủ máy móc hiện đại nhất để thi công những chi tiết sản phẩm có độ khó nhất hiện nay
  • Công ty sẽ hoàn tiền cho khác hàng nếu sản phẩm không đạt như cam kết ban đầu
  • Rất nhiều sản pẩm đã thi công nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng