Sơn tĩnh điện là gì? Tại sao lại được ưa chuộng như vậy? Nhưng ưu điểm gì khiến sơn tĩnh điện được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng Thuận phát tìm hiểu về kỹ thuật sơn tĩnh điện cũng như các ưu điểm của công nghệ sơn này so với sơn thường thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là một quá trình phun sơn bột lên bề mặt kim loại sau đó gia nhiệt làm lớp bột đó chảy ra, đông cứng trên bề mặt kim loại để tạo thành một lớp bảo vệ vững chắc. Nó dựa trên nguyên tắc “các mặt đối lập thu hút” bằng cách cho vật cần sơn mang điện tích âm và sơn mang điện tích dương, lực hút được tạo ra và kết quả là lớp sơn được mạ bền, mịn, cứng. 

Một số màu sơn tĩnh điện thường gặp trong thực tế
Một số màu sơn tĩnh điện thường gặp trong thực tế


- Ứng dụng đa dạng cho nhiều loại sản phẩm:

  • Sơn tĩnh điện xe máy, ô tô, máy tính, điện thoại
  • Các sản phẩm dân dụng ngoài trời như: Lan can, hàng rào, cửa, cổng, giàn phơi, mái thép, louver
  • Các sản phẩm trong nhà như kệ, giá, tủ, bàn, ghế
  • Các dụng cụ, máy móc thể thao
  • Giàn giáo, máng cáp điện, tủ bếp sơn tĩnh điện

ứng dụng của sơn tĩnh điện


2. Phân loại sơn tĩnh điện 

2.1 Phân loại theo tính chất

Nếu theo tính chất, chúng ta có thể chia sơn tĩnh điện ra làm hai loại là loại dẻo và loại cứng:

- Loại sơn tĩnh điện dẻo là loại có thể trở lên rất mềm và dẻo khi bị ra nhiệt giúp loại bỏ các liên kết hóa học cứng. Điều này giúp cho lớp sơn này có thể tái tạo. Các loại sơn tĩnh điện dẻo thường có xu hướng dày hơn, chịu nhiệt tốt, không bị bong tróc khi gia nhiệt, chịu ngoại lực tốt hơn. Do đó chúng thường được sử dụng cho các chi tiết phụ tùng ô tô, chi tiết máy móc, tủ lạnh…

- Loại sơn tĩnh điện cứng, loại này được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm nội thất, ngoại thất, dụng cụ, ít chịu nhiệt độ cao. Các liên kết hóa học trên loại này bị đóng rắn do đó chúng không thể tái tạo được. Chúng có giá thành rẻ hơn nhiều so với loại thứ nhất.


2.2 Phân loại theo chất lượng

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến loại sơn tĩnh điện cứng - loại phổ biến và thường gặp nhất hiện nay.  Để phân chia loại sơn tĩnh điện này chúng ta thường đề ra một số tiêu chuẩn cho nó như sau:

- Dựa trên tiêu chí chịu phun muối: Khả năng chịu phun muối của sơn tĩnh điện thường từ: 240 –5000 (giờ). Đây là một bài kiểm tra được đưa ra để kiểm tra khả năng chống gỉ của sản phẩm sau khi sơn. Với các sản phẩm ngoại thất xuất khẩu thường được yêu cầu vượt qua bài kiểm tra phun muối 1500 giờ.

- Phân chia theo loại sơn trong nhà và ngoài trời, khả năng kháng UV

- Phân loại theo hình thức bề mặt: sơn bóng, sơn mờ, sơn sần, sơn vân (gỗ, đá, hoa văn khác)

Mẫu tủ bếp nhôm màu vân gỗ|
Sản phẩm tủ bếp nhôm kính phun sơn tĩnh điện màu vân gỗ - ứng dụng thường gặp nhất của sơn tĩnh điện vân gỗ

- Theo hãng sơn: loại thường, trung cấp, cao cấp


3. Quy trình sơn tĩnh điện

Quá trình sơn tĩnh điện về cơ bản gồm 3 giai đoạn chính đó là: 

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần sơn và sấy khô

Quá trình này là khác nhau đối với các cơ sở phun tĩnh điện,  đối với các xưởng nhỏ họ thường chỉ làm sạch các mối hàn cơ bản, những phần khác có thể được làm sạch thủ công như dùng vải lau chùi, cao cấp hơn có thể là phun bi, phun cát.

Dưới đây là gợi ý một quy trình làm sạch bề mặt cần sơn tĩnh điện chuẩn: 

Làm sạch cơ học » Tẩy dầu kiềm 2 lần » Rửa nước sạch 2 lần » Rửa nước DI lần 1 » Phủ nano-ceramic » Rửa nước DI lần 2 và lần 3 » Sấy khô


Bước 2: Phun sơn bột 

Sơn tĩnh điện được sử dụng dưới dạng bột khô, người ta sẽ thiết lập đường dẫn sơn từ hệ thống cấp sơn bột đến buồng phun sơn, chúng được phun thông qua các súng phun tự động hoặc súng phun cầm tay. Khi đi qua súng phun, chúng sẽ được tích điện tích dương, trong khi đó các vật liệu cần sơn tĩnh điện sẽ được tích điện tích âm. Nhờ nguyên lý tích điện trái dấu nên các hạt sơn bột sẽ dễ dàng bám đều lên bề mặt vật liệu ngày cả ở các góc khuất.

Bột sơn tĩnh điện sẽ được đi qua kim phun sơn tạo điện tích dương cho bột sơn
Bột sơn tĩnh điện sẽ được đi qua kim phun sơn tạo điện tích dương cho bột sơn

Bước 3: Gia nhiệt sơn bột và hoàn thiện

Sau khi đã phủ đều các hạt sơn lên bề mặt, sản phẩm sẽ được đưa vào phòng gia nhiệt từ 120 – 200 độ C trong 15 – 20 phút tùy vào sản phẩm. Nguồn nhiệt là hệ thống sấy đối lưu được làm nóng bằng khí ga. Khi đó các hạt sơn bột sẽ nóng chảy, liên kết chặt chẽ với bề mặt vật cần thực hiện.


4. So sánh sơn tĩnh điện với sơn thường

Để lựa chọn loại sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đòi hỏi người dùng phải nắm rõ đặc điểm của mỗi loại đặt trong từng yếu tố cụ thể. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về những đặc điểm cơ bản giải thích sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như thế nào:

  Sơn tĩnh điện Sơn thường
Chi phí - Đối với nhà xưởng sản xuất sẽ tốn chi phí đầu tư ban đầu hơn hơn nhưng bù lại trong dài hạn không xảy ra tình trạng lãng phí nguyên vật liệu
- Đối với người dùng, chi phí sở hữu sản phẩm sơn tĩnh điện sẽ cao hơn 
 - Với nhà xưởng sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư không cao tuy nhiên quy trình sản xuất kém hiệu quả và gây lãng phí. 
- Người dùng sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với sơn tĩnh điện
Tác động tới môi trường - Không chứa hợp chất hữu cơ hay dung môi nên an toàn cho môi trường - Thành phần chứa hàm lượng dung môi lớn gây ô nhiễm môi trường
Tính hiệu quả - Sơn tĩnh điện giúp sản phẩm có độ phủ đều, dày và cứng - Lớp phủ của sơn thường mỏng và không đều màu, phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thợ
Màu sắc - Màu sắc chuẩn, đẹp và không bị tác động bởi tia cực tím - Màu dễ bị phai theo thời gian
Độ bền - Lớp phủ sơn tĩnh điện được liên kết chặt chẽ với công nghệ hiện đại nên khó bị bong tróc, trầy xước trong thời gian dài - Dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân của môi trường, dễ bị bong tróc

5. Tại sao khi làm tủ bếp inox nên lựa chọn sơn tĩnh điện

Đối với thùng tủ bếp làm bằng chất liệu inox, bạn có thể lựa chọn sơn tĩnh điện hoặc để nguyên màu nguyên bản. Nhưng có một số điểm lưu ý như sau khiến bạn nên lựa chọn thêm option sơn tĩnh điện cho sản phẩm này!

  • Các thiết bị trong nhà bếp thường sử dụng điện nên sơn tĩnh điện là cần thiết để loại bỏ hoàn toàn khả năng dẫn điện của inox 
  • Tính thẩm mỹ cho căn bếp hoàn hảo hơn: màu inox nguyên bản là màu lạnh đối lập với thuộc tính ấm của căn bếp nên ảnh hưởng đến phong thủy
  • Giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm: mặc dù inox đã là kim loại có độ bền tuyệt đối, tuy nhiên những phần ghép nối có sử dụng mối hàn nếu được bảo vệ thêm bằng một lớp sơn tĩnh điện chắc chắn sẽ giúp sản phẩm bền hơn. 

Ảnh thực tế tủ bếp inox 304 dập khung Thuận Phát đang lắp đặt cho khách hàng
Thùng tủ bếp inox thường của Thuận Phát đã được đánh xước mờ để tạo tính thẩm mỹ, tuy nhiên sơn tĩnh điện vẫn là phương án tối ưu thẩm mỹ nhất

Sản phẩm thùng tủ bếp inox sơn tĩnh điện có màu tùy thuộc vào lựa chọn của khách hàng
Sản phẩm thùng tủ bếp inox sơn tĩnh điện có màu tùy thuộc vào lựa chọn của khách hàng, thường sẽ làm đồng màu với màu cánh để có tính thẩm mỹ cao nhất

Xem thêm: 

Nội Thất Thuận Phát - đơn vị thiết kế thi công nội thất cao cấp uy tín 

  • Nội Thất Thuận Phát đã có hơn 9 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất gia đình
  • Sẵn sàng mới khách hàng về xưởng khảo sát năng lực thiết kế và thi công của công ty.
  • Miễn phí hoàn toàn phần khảo sát, lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm cho khách hàng.
  • Kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng và nhóm thiết kế trong quá trình thiết kế nhằm tạo nên một sản phẩm mang dấu ấn phong cách của gia chủ.
  • Công ty có đầy đủ máy móc hiện đại nhất để thi công những chi tiết sản phẩm có độ khó nhất hiện nay
  • Công ty sẽ hoàn tiền cho khác hàng nếu sản phẩm không đạt như cam kết ban đầu.
  • Rất nhiều sản pẩm đã thi công nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: 

Hotline 1: 0987 528 552 Hotline: 0975 377 259

Địa chỉ : 142 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội